Trang chủ » Tê bì chân tay có nguy hiểm không? – Nguyên nhân và triệu chứng

Tê bì chân tay có nguy hiểm không? – Nguyên nhân và triệu chứng

bởi admin
0 bình luận 176 lượt xem

Tê bì chân tay có nguy hiểm không? – Nguyên nhân và triệu chứng

Tê bì tay chân là hội chứng rất phổ biến trong các bệnh thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người gây ảnh hướng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Tê bì tay chân là gì?

Vì sao có rối loạn cảm giác tê bì tay chân. Khi tổn thương thần kinh bất kỳ ở vị trí nào, ở ngoại biên hay trung ương, hoặc ngay cả não. Do đó gây ra tình trạng là dị cảm sẽ xảy ra hiện tượng tê bì chân tay.

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì tay chân khá phổ biến lên nhiều người chủ quan bỏ qua tình trạng này. Tê bì tay chân có thể có nguyên nhân từ những bệnh lý nguy hiểm. Cần đi khám và xác định nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây Tê bì chân tay

Theo các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tê bì tay chân có thể do sinh lý và do bệnh lý

Nguyên nhân do sinh lý

Nguyên nhân chủ yếu là khi bạn để tay hoặc chân ở tư thế cố định và quá lâu sẽ bị tê. Khi ngủ gối đầu lên cách tay quá lâu sẽ xẩy ra tình trạng tê bì chân tay. Khi bỏ ra vận động thì một lúc sẽ cảm giác tê bì sẽ biến mất. Như vậy thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường.

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu như hiện tượng này kéo dài và lặp đi lặp lại thì đó chắc chắn là bệnh lý. Nếu như kèm theo một số triệu chứng có dấu hiệu nguy hiểm như xảy ra một cách đột ngột. Cảm giác ở tất cả chi trên và dưới hay nửa thân người. Hoặc xảy ra sau một chấn thương vùng đầu cổ, lưng. Kèm theo triệu chứng yếu liệt chi, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác thì đó là dấu hiệu rất nguy hiểm. Cần đi đến bệnh viện khám để có thể điều trị kịp thời.

Trường hợp tê tay chân là do bệnh lý nguy hiểm sau:

Tê chân tay ở người trẻ

Nếu như sử dụng tay nhiều sẽ xẩy ra hội chứng ống cổ tay khá quen thuộc, chèn ép dây thần kinh làm cho tê bì tay. Có trường hợp ít gặp hơn như tê bì sau chấn thương. Tê bì làm tổn thương cánh tay chèn vào làm tổn thương thần kinh ngoại biên

Ngoài ra tê bì có thể gặp trong một số các bệnh lý tự miễn thường xảy ra ở người trẻ như: Băng đỏ hệ thống, sơ cứng bì…

Đây là những bệnh lý thường xảy ra ở người trẻ và có tổn thương thần kinh gây tê bì ở tay hoặc chân.

Tê chân tay ở người cao tuổi

Khi tê ở tay hoặc ở chân kèm theo bệnh xương khớp, đặc biệt đau ở vùng cổ kèm với tê tay, hoặc đau vùng lưng kèm tê dọc theo chân. Chắc chắn nghĩ đến hội chứng chèn ép dễ thần kinh do:

  • Bệnh  lý cột sống
  • Thoái hóa cột sống
  • Thoái hóa đĩa đệm
  • Hẹp ống sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Suy van tĩnh mạch: Khi tĩnh mạnh giãn nở do tắc nghẽn do mỡ máu cao có thể bị tê bì chân

Nguyên nhân tê bị chân tay do thiếu vitamin B, Vitamin B12 gắn liền với tổn thương thần kinh, ngoài ra còn tổn thương một số chuyển hóa khác, trên biểu hiện lâm sàn còn có triệu chứng khác, thiếu máu, yếu cơ, mỏi cơ, người bệnh sẽ giảm khả năng sinh lý, giảm trí nhớ.

Cần bổ sung Vitamin B12 như ăn thịt, cá, trứng, sữa. áp dụng cho người bệnh có vấn đề tiêu hóa khi đó mới cần bổ sung vitamin B12. Còn trong trường hợp khác thì cần tư vấn chính xác của bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào cần khám và đến chuyên khoa nào khám?

Tê bì tay chân nguyên nhân hàng đầu là do thần kinh, vậy người bệnh có thể đến khoa thần kinh để khám.

Nhưng một số các bệnh lý về xương khớp, mãn tính chiếm một số phần lớn gây ra tê bì chân tay. Nếu tê chân tay kèm theo bệnh lý có đau xương khớp. Hoặc triệu chứng toàn thần khác thì người bệnh lên đến khóa xương khớp khám và điều trị.

  • Bị tê chân kéo dài trong thời gian dài liên tục từ 6 tuần trở đi
  • Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
  • Bị tê chân kèm thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân
  • Hay quên, dễ nhầm lẫn.
  • Chóng mặt, khó thở
  • Tê bì tay chân xảy ra sau một chấn thương
  • Đau đầu dữ dội

Triệu chứng thường gặp bệnh Tê bì chân tay

Triệu chứng tê tay cảm giác như bị kim đâm hay kiến bò dưới da mà người bệnh thường hay gặp nhất. Còn có các triệu chứng và dấu hiệu sau

Biểu hiện không rõ ràng thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác châm chích kiến bò, chuột rút, nhức mỏi chân tay.

Càng về sau mức đồ tê đau càng tăng, các ngón tay bị tê nhức tê buốt, đau lan dọc cánh tay, cẳng tay, gây khó cử động và cầm lắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, đùi mông, và vùng thắt lưng.

Tê tay chân xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Như người làm việc tay chân nặng nhọc, nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao, do một số bệnh lý như cơ xương khớp, cơ thể thiếu chất, thoái hóa khớp hoặc do những yếu tố cơ học. Như ngồi làm việc không đổi tư thế, ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài, ít vận động, ngủ nghiên người, nằm gối quá cao, liên tục mang giầy cao gót, sử dụng máy tính liên tục, thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy không nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được điều trị hiệu quả sẽ phát sinh nhiều biến chứng như mất cảm giác khi vận động, yếu liệt tay chân

Cần đi khám ngay nếu bị tê bì tay chân kèm đau đầu, chóng mặt

Các biện pháp điều trị cơ bản khi bị tê bì chân tay

Điều trị do nguyên nhân sinh lý

  • Tránh đứng lâu, ngồi nhiều
  • Thu xếp nghỉ ngơi thư giãn làm giảm tê chân tay
  • Chườm lạnh khoảng 20 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê
  • Chườm nóng khi bị tê tay chân kèm với nóng rát
  • Xoa bóp tay và chân giúp cải thiện lưu lượng máu
  • Tập thể dục đều đặn có thể thúc đẩy lưu lượng máu, tăng cường sức khỏe
  • Ngủ đủ giấc tránh thức khuya
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng

Điều trị do nguyên nhân bệnh lý

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, người bệnh lên đến bệnh viện khám lâm sàn để biết rõ nguyên nhân bệnh. Sau đó sẽ điều trì theo chuẩn đoán của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo các nguyên nhân, triệu chứng khi bị tê bì chân tay. Còn lời khuyên tốt nhất từ BENHGIWIKI là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Bạn cũng có thể thích

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Xem thêm

Privacy & Cookies Policy