Trang chủ » Bệnh Tiểu Đường (đái tháo đường) nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh Tiểu Đường (đái tháo đường) nguyên nhân và triệu chứng

bởi admin
0 bình luận 152 lượt xem

Bệnh Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tưởng chừng là một căn bệnh rất đơn giản, nhưng chỉ có những ai đã và đang sống cùng với căn bệnh được ví như kể giết người thầm lặng này thì mới hiểu những nỗi khổ mà nó gây ra.

Theo các chuyên gia y tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bởi vì bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbon hydrat khi hóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng phụ của insulin.

Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng glucose trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu, gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu, lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây đa tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiệm trọng khác

Phân loại bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Người bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin, đái tháo đường tuýp 1 hiếm gặp thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm 10% số người mắc bệnh

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Người bệnh bị đề kháng với insulin, nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được đường, khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là ở tuýp 2

Bệnh Tiểu Đường (đái tháo đường) nguyên nhân và triệu chứng
Đái tháo đường thai kỳ

Bên cạnh đó còn có đái tháo đường thai kỳ. được chuẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 trước đó

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bao gồm các yếu tố di truyền và lối sống không cân bằng không khoa học, như cha mẹ bị tiểu đường thì con sẽ dễ bị bệnh hơn

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, không vận động tập luyện điều độ, thừa cân béo phù. Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện nay đái tháo đường không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm, mà căn bệnh này còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa với tốc độ ngày càng nhanh.

Biến chứng về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Biến chứng cấp tính

Đó là tình trạng hôn mê đái đường nếu không kịp thời cấp cứu sẽ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao

Biến chứng mãn tính

  • Đường máu sẽ thâm nhập vào tất cả các cơ quan trong cơ thể đều sử dụng đường, sẽ bị nhiễm độc đường dẫn đến tổn thương.
  • Biến chứng về mạch máu lớn làm tăng quá trình vỡ xơ mạch máu lên, nên sẽ gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tìm, tai biến mạch máu não.
  • Biến chứng mạch máu nhỏ là các mạch máu rất nhỏ bị tổn thương
  • Biến chứng mắt do đái đường gây tổn thương võng mạc, gây ra mù lòa
  • Tổn thương thần kinh
  • Tê bì bàn chân cũng rất hay gặp phải

Dấu hiệu phát hiện bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có nhiều dấu hiệu âm thầm nhưng khi có những biểu hiện như sau người bệnh nên đến các bệnh viện để thăm khám ngay

  • Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân nhanh
  • Khô miệng, khát nước
  • Mệt mỏi
  • Tê bì bàn chân

Điều trị bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chuẩn đoán bệnh ở gia đoạn sớm để cơ thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu

Điều trị bệnh đái tháo đường cần phối hợp nhiều phương pháp bao gồm dinh dưỡng, tập luyện và sử dụng thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, biến chứng của bệnh bác sĩ sẽ kê thoa thuốc điều trị thích hợp nhất đối với từng giai đoạn bệnh.

Đái tháo đường là bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời, mỗi giai đoạn bệnh cần phải phải điều trị thuốc sao cho đường huyết cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như huyết áp, mỡ máu, cân nặng được kiểm soát tối ưu mà ít chịu tác dụng phụ của thuốc nhất. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải đi khám bệnh định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên để bác sĩ có thể để điều chỉnh thuốc kịp thời tránh trường hợp người bệnh chỉ dùng toa thuốc cũ một thời gian kéo dài mà không tái khám.

Để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiểu quả, bênh cạnh việc tuân theo pháp đồ điều trị của bác sĩ người bệnh cũng cần phải kiên trì tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống hợp lý, vận động khoa học. Đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng hiện vẫn có nhiều bệnh nhân chưa xem trọng và tuân thủ đúng. Dẫn đến việc điều trị bệnh gặp phải nhiều khó khăn và hiệu quả bình phục không như ý.

Cách phòng tránh ngừa bệnh tiểu đường

Có một số trường hợp rơi vào thể tuýp 1 thì không ngăn ngừa được, nhưng bạn có thể hạn chế cơ hội phát triển của thể tuyp 2 bằng cách sinh hoạt, ăn uống khoa học, tránh các chất có nhiều đường, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Bệnh Tiểu Đường (đái tháo đường) nguyên nhân và triệu chứng
Cách phòng tránh ngừa bệnh tiểu đường

Mọi người cho dù ở độ tuổi nào cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe. Để phát hiện ra bênh tiểu đường thì chỉ có một cách duy nhất đó là làm xét nghiệm máu và dựa vào kết quả xét nghiệm máu này Bác sĩ sẽ kết luận được một cách chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh

Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo các nguyên nhân và triệu chứng khi bị tiểu đường. Còn lời khuyên tốt nhất từ BENHGIWIKI là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Xem thêm

Privacy & Cookies Policy