Trang chủ » Dấu hiệu nhận biết bệnh Bạch Hầu – Triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh Bạch Hầu – Triệu chứng và cách điều trị

bởi admin
0 bình luận 149 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết bệnh Bạch Hầu – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn sản sinh ra độc tố gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc nhận biết sớm bệnh bạch hầu rất quan trọng không chỉ giúp cho bênh nhân điều trị sớm mà còn hạn chế lây lan trong cộng đồng

Vi khuẩn làm tổn thương đường hô hấp trên tạo giả mạc dai dính, và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân. Bạch hầu có nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị bằng kháng sinh, kháng độc tố bạch hầu (SAD). Bệnh có thể phòng bằng cách tiêm vắc xin.

Dấu hiệu thường gặp ở bệnh bạch hầu

  • Sốt nhẹ
  • Đau họng, ho, khàn tiếng
  • Chán ăn
  • Sau 2 – 3 ngày hai bên thành có màu trắng ngà, xám hoặc đen
  • Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu
  • Khỏ thở, khó nuốt
Dấu hiệu nhận biết bệnh Bạch Hầu - Triệu chứng và cách điều trị

Khi gặp các dấu hiệu trên cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có thể xét nghiệm và điều trị kịp thời tánh làm bệnh lây lan gây ra dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bạch hầu nếu không được tiêm chủng

Triệu chứng bệnh Bạch hầu họng (bạch hầu hô hấp)

Là bênh thường hay gặp nhất chiếm đến 70%, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày.

Từ 1 đến 2 ngày bênh khởi phát sẽ có các triệu chứng sau

  • Sốt nhẹ, mệt, khó chịu, da tái
  • Sổ mũi 1-2 bên
  • Họng hơi đỏ, có điểm trắng mờ một bên a-mi-đan
  • Xuất hiện màng giả dễ bong nhưng mọc lại ngay

Sau 2 đến 3 ngày bệnh sẽ toàn phát khi đó triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn

  • Sốt 38-38,5 độ C, nuốt đau, xanh xao, mệt
  • Màng giả: lan 1- 2 bên a-mi-đan -> trùm lưỡi gà, màn hầu. Mầu trắng ngà, dính chặt mô bên dưới ? chảy máu khi bóc, bóc xong mọc lại nhanh
  • Cổ có hạch cứng, di động
  • Sổ mũi, nước mũi trắng
  • Hạch có cổ

Thể ác tính (nhiễm độc)

  • Tiên phát hoặc thứ phát
  • sốt cao, mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau
  • màng giả dày, xám, lan rộng
  • Niêm mạc xung quanh phù nề, sung huyết
  • Hạch cổ sưng to, dính khối, không di động -> cổ bạnh
  • Sổ mũi đặc lẫn máu
Dấu hiệu nhận biết bệnh Bạch Hầu - Triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân Bạch hầu thanh quản

Màng giả lan xuống thanh quản

  • Giai đoạn khản giọng, mất tiếng: 1 đến 2 ngày
  • Sốt nhẹ
  • Giọng khàn -> mất tiếng
  • Hô ông ổng

Giai đoạn khó thở: từng cơn hoặc liên tục, vài giờ

  • Khó thẻ chậm, khó thẻ vào
  • Có tiếng rít khi thở vào
  • Co kéo cơ hô hấp phụ
  • Rút lõm hố trên ức, thượng đòn, liên sườn

Giai đoạn ngạt thở

  • Thở thanh nông
  • Mạch nhanh nhỏ
  • Môi và da tím

Nguyên nhân Bạch hầu da

Sau tổn thương loát da -> Màng giả hơi xám dính chặt, chảy máu khi bóc tách

Vị trí hay gặp: ống tai ngoài, hậu môn..

Bệnh bạch hầu có những biến chứng nguy hiểm gì?

Biến chứng tim mạch

Viêm cơ tim: dẫn đến triệu chứng nhịp tim nhanh hoặc chậm, hạ huyết áp, tiếng tim mờ, nhịp ngựa phi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chân.

Biến chứng thần kinh ngoại vi

Liệt màn hầu: Ăn sặc, nói khẽ, giọng mũi, không thổi, huýt sáo, ngủ hay ngáy

Liệt mắt: Chủ yếu liệt điều tiết gây viễn thị, ít gặp trường hợp liệt các dây III, IV gây lác, sụp mi, nhìn đôi

Liệt Chi: Rối loạn cảm giác tê bì, mỏi, giảm vận động

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hoặc gián tiếp qua đồ chơi vật dụng có dính chất tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Cách điều trì bệnh bạch hầu

Nếu bệnh được phát hiện sớm thì cần phải cách ly ngay để tránh lây lan thành dịch. Liên hệ ngày với trung tâm y tế

Cách điều trị sẽ tùy từng bênh nhân đến giai đoạn bệnh nặng nhẹ khác nhau để có phương pháp điều trị thích hợp. Cần tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ.

Cách phòng bệnh bạch hầu

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin cho trẻ. Hiện nay có nhiều loại vắc xin có thành phần bạch hầu, nhiều vác xin 5 trong 1 theo trương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vắc xin 5 trong 1 dịch vụ, vắc xin 6 trong 1 các loại vác xin này tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi 18 tháng tuổi cụ thể

  • Mũi đầu tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi
  • Mũi thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi
  • Mũi thứ tư nhắc lại khi 18 tháng tuổi

Để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả người bệnh phải cách ly ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Và cần phải vệ sinh phòng ở đồ dùng cá nhân, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn

Trên đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo các nguyên nhân, triệu chứng khi bị Bạch Hầu. Còn lời khuyên tốt nhất từ BENHGIWIKI là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Bạn cũng có thể thích

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Xem thêm

Privacy & Cookies Policy